Giỏ hàng

SỢ ÁNH SÁNG - TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

18/09/2021
CÁC VẤN ĐỀ THỊ GIÁC - HIỂU VỀ THỊ LỰC VÀ VẤN ĐỀ VỀ MẮT

SỢ ÁNH SÁNG LÀ GÌ?

Chứng sợ ánh sáng hay chứng nhạy cảm với ánh sáng là vấn đề mắt không thể chịu đựng được ánh sáng. Đó có thể là ánh sáng mặt trời hoặc nguồn ánh sáng nhân tạo như đèn bàn và đèn đường.

- Khi một người mắc chứng sợ ánh sáng, họ có thể cảm thấy buồn nôn và nhức đầu khi mắt tiếp xúc với cả ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo. Một số triệu chứng khác bao gồm : Cứng cổ , Ngứa hoặc đỏ quanh mắt ,Tê ở một vài chỗ trên cơ thể ,Ảnh hưởng tới thính giác

- Những người có màu mắt sáng thường sẽ có triệu chứng sợ ánh sáng nặng nề hơn so với những người có màu mắt tối, vì họ có ít sắc tố bảo vệ mắt họ khỏi ánh sáng, đặc biệt khi mắt tiếp xúc với ánh sáng chói như vào những ngày hè khi không có mây che phủ để làm giảm bớt cường độ chói.

ĐIỀU GÌ KHIẾN MẮT NHẠY CẢM VỚI ÁNH SÁNG ?

Vấn đề mắt nhạy cảm với ánh sáng có nhiều nguyên nhân. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mức độ nghiệm trọng tùy theo từng người. Một vài nguyên nhân và biểu hiện của sợ ánh sáng bao gồm:

Những người hay bị đau nửa đầu có thể bị mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Những người với tình trạng như bong võng mạc, trầy giác mạc và viêm màng bồ đào sẽ gặp phải sự nhạy cảm với ánh sáng.

Mắt bị viêm và nóng rát đôi khi cũng có thể dẫn đến sự nhạy cảm với ánh sáng.

Mắt bị viêm loét, nhiễm trùng hay chấn thương cũng có thể gây ra sợ ánh sáng.

Những người đeo kính áp tròng không được đo mắt chính xác (hoặc những người đeo kính áp tròng lâu hơn thời gian được chỉ định) thường gặp phải cảm giác khó chịu và nhạy cảm với ánh sáng.

Những người vừa phẫu thuật khúc xạ cũng có thể có vấn đề với ánh sáng chói.

Sợ ánh sáng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc trị mụn và thuốc điều trị huyết áp. Nếu đây là nguyên nhân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thay đổi loại thuốc của bạn.

Viêm màng não và các rối loạn khác ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương có thể gây ra nhạy cảm ánh sáng, cũng như các bệnh khác như ban sởi, ngộ độc thủy ngân, viêm kết mạc và bạch tạng.

CÓ NHỮNG LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ NÀO CHO CHỨNG SỢ ÁNH SÁNG ?

- Nếu bạn thường xuyên nhạy cảm với ánh sáng, bạn nên tránh ánh sáng gắt càng ít càng tốt, và khi ở ngoài nắng gắt, luôn đeo kính có tính năng ngăn ngừa tia UV để bảo vệ mắt bạn. Tròng kính chống chói và tròng kính đổi màu như Crizal và Transitions, có thể ngăn ngừa chói và hiệu quả ở cả trong nhà và ngoài trời.

- Ngoài việc đeo kính bảo vệ và tránh ánh sáng chói, những giải pháp dễ dàng và tức thời bao gồm nhắm mắt vài giây hoặc vài phút, hoặc làm tối phòng của bạn bằng cách chuyến sang dùng đèn mờ.

- Cách tốt nhất để điều trị chứng sợ ánh sáng là tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn. Thông thường, chứng sợ ánh sáng sẽ biến mất khi nguyên nhân được giải quyết.

 

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
SỢ ÁNH SÁNG - TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho chúng tôi! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan